Theo truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký" (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.
Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶道), một sản phầm đặc sắc thuần Nhật.
Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực của từ này. Hiển nhiên ở đây trà đạo, không đơn thuần là con đường, phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ.
Lịch sử trà đạo
Giai đoạn 1
Vào thế kỷ thứ 8 - 14 trà bắt đầu được sử dụng phổ biến trong tầng lớp quý tộc. Lúc đó có các cuộc thi đấu đoán tên trà. Văn hóa uống trà giai đoạn đó giống như những trò chơi xa xỉ và các người quý tộc rất thích dụng cụ uống trà Trung Quốc.
Trong hoàn cảnh như vậy, có một nhà sư tên là Murata Juko tìm thấy vẻ đẹp giản dị trong văn hóa uống trà. Ông đến với trà với tư cách là một nhà sư, rất coi trọng cuộc sống tinh thần. Trà đạo ra đời như thế.
Juko yêu cái đẹp "wabi" và "sabi".
Tuy nhiên, trà đạo vẫn còn chưa được nhiều người biết đến, người kế nghiệp tiếp theo là Takeno Jyoo.
Jyoo quan niệm: "Mặc dù xung quanh chúng ta chẳng có gì cả: không hoa, không lá; nhưng có cảnh hoàng hôn chiều tà với một mái nhà tranh."
Giai đoạn 2
Sau thời Jyoo thế kỷ 16 là Senno Rikyu. Ông mới là người đưa ra bước ngoặt quan trọng, tạo nên một nền văn hóa trà đạo trong giới võ sĩ (samurai). Senno Rikyu đã là thày dạy trà đạo cho Oda Nobunaga (Shogun - người đứng đầu giới võ sĩ) của thời Azuchi. Sau khi Oda Nobunaga chết, Toyotomi Hideyoshi lên (thời Momoyama) thì Senno Rikyu tiếp tục dạy cho ông này. Như vậy, hoạt động của Senno Rikyu khá phổ biến và có ảnh hưởng sâu rộng trong tầng lớp võ sĩ, ảnh hưởng mạnh đến chính trị thời đó.
Đông Honganji
Cùng thời với Senrikyu, còn có Yabunnouchi Jyochi, cũng là học trò của Takeno Jyoo. Yabunouchi Jyochi là trà sư của chùa Honganji, ngôi chùa lớn nhất ở Nhật Bản. Yabunouchi chú trọng vào việc thực hành Trà đạo ở chính bản thân mỗi người.
Ngoài ra còn có nhiều trà nhân khác nữa. Mỗi trà nhân đều pha trà theo cách riêng của mình. Nếu các phái khác nhau cũng chỉ khác nhau ở trên bề mặt nghi thức pha trà, còn đạo là duy nhất.
Giai đoạn 3
Trà đạo trong thời hội nhập
Trà đạo hiện nay cũng dần được biến đổi, trong mỗi phòng trà đều có một số bàn ghế gỗ cho khách ngồi.
Nếu như khách không thể quen với kiểu ngồi truyền thống của Nhật thì sự biến đổi này cho phép người phương Tây với thói quen hiện đại cũng có thể tham gia được những buổi trà đạo mà không hề làm mất đi không khí tôn nghiêm trong phòng uống trà.
Dần dần, trà đạo được đưa vào phòng khách theo phong cách phương Tây. Người đến không cần phải gò bó theo kiểu ngồi hay cách uống trà của người Nhật vẫn có thể mặc áo theo kiểu Tây phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét